Giải mã tên gọi địa danh ở Sài Gòn không phải ai cũng biết
11:02:00 AMDạo quanh Sài Gòn, bạn sẽ luôn bắt gặp những con đường mang tên những anh hùng dân tộc, những danh tướng, vị vua trong lịch sử phong kiến hay những danh nhân của đất Việt. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng có những tên gọi lạ tai như Thị Nghè, Thủ Thiêm, Đakao,… mà không phải người dân Sài thành nào cũng biết rõ nguồn gốc bắt đầu từ đâu...
1. LĂNG ÔNG - BÀ CHIỂU – QUẬN BÌNH THẠNH
Lăng Ông – Bà Chiểu là khu đền mộ thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, được xây dựng vào năm 1948 nằm trên đường Vũ Tùng, quận Bình Thạnh. Mỗi khi nhắc đến Lăng Ông – Bà Chiểu, người ta vẫn thường nhầm lẫn đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu, thế nhưng bởi vì tục kiêng cữ tên nên khu đền thờ Lăng Ông được ghép với tên khu chợ Bà Chiểu nằm kế bên.
![]() |
Cổng tam quan theo lối kiến trúc xưa |
Với khuôn viên rộng lớn khoảng 1.85 ha, Lăng Ông – Bà Chiểu bao gồm 3 công trình chính: nhà bia, lăng mộ và miếu thờ. Ngoài ra, Lăng Ông – Bà Chiểu cũng là nơi thờ cúng Thiếu phó Lê Chất, Kinh lược Phan Thanh Giản và các “Anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân”.
![]() |
Đền thờ Tả quân Lê Văn Duyệt |
Giữa phố thị ồn ào, náo nhiệt, khu đền mộ Lăng Ông – Bà Chiểu qua bao năm vẫn tọa lạc ở nơi đây và luôn vẹn nguyên nét trầm mặc, cổ kính và tĩnh lặng
2. THỊ NGHÈ – QUẬN BÌNH THẠNH
Thị Nghè (hay còn gọi là Bà Nghè) không chỉ là một tên gọi quen thuộc gắn liền một khu vực nối liền quận 1 và quận Bình Thạnh mà nó còn là tên của dòng kênh, cây cầu, khu chợ trong khu vực ấy. Hầu như người dân ở trung tâm phố thị Sài thành ai ai cũng từng được nghe nhắc về khu Thị Nghè, nhưng không nhiều người biết rõ tên gọi này.
![]() |
Một góc Thị Nghè vào cuối năm 1968 |
![]() |
Thị Nghè rực rỡ, huyền ảo với những ánh đèn |
3. BẾN NGHÉ – QUẬN 1
Bến Nghé từng là tên của một bến nước ở Sài Gòn xưa, là tên gọi của một dòng sông, rạch nước nhỏ và là tên goi của một địa phận hành chính thuộc quận 1. Tuy có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng nguồn gốc Bến Nghé đều gắn liền với con trâu.
![]() |
Bến Nghé những năm 30 của thế kỷ XX |
![]() |
Phố đi bộ hiện đại, văn minh thuộc phường Bến Nghé, quận 1 ngày nay |
4. THỦ THIÊM – QUẬN 2
Ở Nam Bộ xưa khá phổ biến với tên gọi địa danh bắt đầu với từ “thủ” và được kết hợp với tên riêng của những người cai quản vùng đất đó hoặc những từ miêu tả địa danh đấy. Vì thế, tên gọi Thủ Thiêm ở quận 2 cũng được kết hợp theo quy tắc ấy, Thủ Thiêm chính là tên gọi cho khu vực, địa phận hành chính và chức vụ chỉ huy đồn binh mà ông Thiêm làm chức thủ ngự, xuất hiện trong khoảng cuối thế kỷ XVIII.
![]() |
Quận 1, quận 4 và Thủ Thiêm (quận 2) ngày trước |
![]() |
Khu đô thị Thủ Thiêm lung linh ánh đèn lúc đêm về |
5. ĐAKAO – QUẬN 1
Đakao là địa giới hành chính thuộc quận 1, thuộc trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Tên gọi Đakao bắt nguồn từ Đất Hộ được phiên âm ra tiếng Pháp là Đakao (dùng trong sách báo, văn bản thời Pháp thuộc), được phổ biến từ những năm 50 của thế kỷ XX.
![]() |
Đường Đinh Tiên Hoàng - Đakao trong thế kỷ XX |
![]() |
Công viên Lê Văn Tám - phường Đa Kao những năm đầu thế kỷ XXI |
6. KÊNH TÀU HỦ - CẦU CHÀ VÀ
Kênh Tàu Hủ được đào vào năm 1819, là dòng kênh huyết mạch của Sài Gòn xưa, có vị trí quan trọng về mặt chiến lược và kinh tế, nối liền đường thủy từ đồng bằng sông Cửu Long đến phố thị Sài Gòn. Kênh Tàu Hủ trước kia được gọi là Cổ Hủ vì dòng kênh này có đoạn phình ra rồi thắt lại như cổ hủ heo, cổ hủ dừa.
![]() |
Ngã ba kênh Tàu Hủ ngày trước |
![]() |
Kênh Tàu Hủ tựa như dải lụa mềm mại vắt ngang phố thị Sài thành |
0 nhận xét