Những câu nói cảnh giới người đời lưu truyền ngàn năm của cổ nhân
11:53:00 AM(Ảnh minh họa) |
Trần Kế Nho (1558 -1639) có tên tự là Trọng Thuần, tên hiệu là Mi Công. Ông là người đất Hoa Đình (nay thuộc Kim Sơn, Thượng Hải). Ông là nhà văn, nhà thư pháp và họa sĩ nổi tiếng của triều đại nhà Minh. Các tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm: “Mi Công toàn tập”, “Vãn Hương Đường Tiểu Phẩm”…
Trong “Cảnh thế thông ngôn”, những lời mà Trần Kế Nho viết từng câu từng câu đều được người đời ví như vàng ngọc. Nó được coi là một trong những “thiên cổ kỳ văn” hiếm có trong lịch sử.
(Ảnh minh họa) |
Ngày hôm nay không biết chuyện của ngày mai, lo lắng chuyện gì?
Không lễ cha mẹ, chỉ lễ Quỷ Thần thì sao gọi là kính trọng được?
Anh chị em một nhà đều là cùng một mẹ sinh ra, tranh giành cái gì?
Con cháu đều có phúc phận của con cháu, sao phải buồn rầu chuyện gì?
Tôi tớ thì cũng là do cha mẹ sinh ra, xúc phạm cái gì?
Trên đầu ba thước có Thần linh, lừa dối ai đây?
Hại người cuối cùng cũng là hại mình, xảo quyệt làm gì?
Vinh hoa phú quý như mây khói, tiêu tan trước măt, cao ngạo vì cái gì?
Gia đình người ta giàu sang phú quý đều là tích đức từ kiếp trước tạo thành, ghen ghét đố kỵ cái gì?
Kiếp trước không tu sửa tâm tính, bản thân, nay chịu khổ, oán giận, than trách ai?
(Ảnh minh họa) |
Được cái lợi này thì mất cái lợi kia, tham lam làm gì?
Oán oán tương báo đến khi nào mới ngừng, kết oán làm gì?
Thị phi cuối cùng cũng tự rõ rằng, tranh biện làm gì?
Lời nói dối, ác khẩu làm hư tổn hết phúc đức, nói dối, ác khẩu làm gì?
Người ác tự có ác báo, hận làm gì?
Thế sự thật giống như một ván cờ, tính toán chuyện gì được đây?
Cả đời, ai mà có thể luôn luôn vô sự, chê trách ai đây?
Ức hiếp người là gây họa, khoan dung người là tạo phúc, ai mới mạnh hơn đây?
Huyệt ở trong tâm, không phải ở trên núi, mưu kế, toan tính điều gì?
Một khi hết mệnh lìa đời thì vạn sự đều ngưng, sao còn bận rộn truy cầu điều gì?
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
0 nhận xét